Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

5 kỹ năng cơ bản khi đệm hát guitar

Học guitar như thế nào?

Cũng giống như tự học đàn ukulele học đàn guitar không khó thông qua cách bấm hợp âm đơn giản cho người mới chơi, khi mới tập đàn, học viên sẽ có xu hướng tập theo những gì dễ dàng và không muốn phải học nhiều về lý thuyết hay đại loại là cái gì đó giống như là ăn sẵn và thể hiện mình càng nhiều càng tốt. Điều đó tốt thôi, nhưng sẽ tốt hơn nếu giải thích được cho học viên hiểu rằng - chơi đàn cần lý thuyết và cần có các kỹ năng cơ bản.

Khi đưa ra vấn đề học guitar như thế nào với các giảng viên dạy đàn guitar, chúng tôi có một cuộc thảo luận rằng cần phải cố gắng đưa học sinh đến việc thành thục các kỹ năng cơ bản giúp cho việc đệm hát dễ dàng kiểu phản xạ.

5 kỹ năng cơ bản khi đệm hát guitar
5 kỹ năng cơ bản khi đệm hát guitar
Và sau nhiều tranh cãi, mọi người cũng đã đi đến thống nhất 5 kỹ năng đó như sau:

1. Bắt giọng bài hát bất kỳ

Dùng guitar bắt giọng bài hát thực sự rất dễ dàng, nó không hề khó khăn như bạn tưởng. Chỉ cần nghe và biết được nó có những nốt nhạc nào, nằm trong thang âm nào, vậy là bạn có thể tìm ra được giọng của bài hát đó là giọng gì và được chơi như thế nào.

Mỗi giảng viên dạy đàn đều được đào tạo khoa học về cách bắt giọng bài hát cực nhanh. Làm thế nào để bắt nhanh đến mức mới nghe bài hát mới chừng khoảng vài nhịp thôi đã bắt được giọng và bắt đầu đệm theo rồi. Nếu bạn làm được vậy có phải là quá tuyệt? Nhưng nếu bạn làm cho học sinh của bạn làm được vậy thì còn vui hơn nữa.

2. Bắt nhịp nhanh chóng

Bắt nhịp bằng cách nào? Đếm, đếm từng nhịp, đếm các câu và chia các câu đó vào các đoạn. Thường thì mỗi đoạn sẽ có một vòng hoà âm điển hình để đặt vào các câu trong đoạn đó. Nếu biết vòng hoà âm đó, mọi thứ sẽ dễ dàng và việc của bạn chỉ cần làm là tạo ra tiết tấu hợp lý hoặc "thả" vào đó mấy nốt nhạc làm tan chảy khán giả!

Đếm nhịp rõ ràng rất đơn giản, 1-2-3-4-5-6... cứ thế mà đếm thôi, đến chỗ nào nghe chừng có vẻ giống như việc người ta đổi hợp âm là một nhịp mới!

3. Đặt hoà âm hài hoà

Hoà âm hài hoà trước, hay hoặc dở chưa hẳn đã quan trọng. Hài hoà là một từ có tính không đo đếm được, kiểu như là nó hợp hoặc không hợp thì đó là do tai của người ta, tai mình chắc gì đã thấy được như vậy.

Nhưng có một sự thật là nếu bạn hát sai nhạc, sẽ chẳng khó để ai cũng nhận ra được! Thật vậy, nếu đang đứng sân khấu, rất đông người, bạn hát sai nhạc, cả hội trường chắc chắn ồ lên. Bạn sẽ biết ngay thôi, thậm chí chính bạn cũng biết luôn!

Đặt một nốt nhạc ngoài thang âm vào bài hát đang phát cũng vậy thôi, đặt một nốt phô vào xem, bạn nhận ra ngay thôi!

4. Tiết tấu do tay phải tạo ra

Tiết tấu là gì? Không biết, đó có thể là một điệu được biến đổi, mỗi ô nhịp có thể chơi điệu gì đó nhưng cũng có thể tạo ra một điệu khác từ điều gốc giúp cho nhịp đó của bài hát trở lên thú vị hơn.

Nhịp chắc và tiết tấu ổn đôi khi sẽ giúp cho bài hát hay hơn một cách đáng kinh ngạc.

Đếm từng tiết tấu, sau đó cố gắng đặt cách chơi các nốt bass và treble, đập, vỗ... một cách khéo léo, nó chính là tiết tấu.

Để làm việc này, ghi lại tiết tấu một bài hát đang phát là cách giúp cho tai nghe của học sinh phá vỡ giới hạn. Hãy giúp học sinh thoát ra khỏi giai điệu của bài hát mà tập trung vào cách chơi tiết tấu của bài nhạc.

5. Kỹ thuật cao hơn cho cả 2 tay

Khi chơi đàn, bạn sẽ cần thể hiện tình cảm của bài hát bằng một số âm thanh rất riêng như tiếng đập, tiếng slide, pull, harm... gì đó nữa. Nhưng nó phải đảm bảo nằm trong ô nhịp và phù hợp với bài hát. Giảng viên sẽ phải dạy học sinh cách để thực hiện các kỹ thuật đó một cách thành thạo. Áp dụng vào bài hát nào đó và hoàn thiện từng bài hát một cách hoàn hảo.

Kỹ thuật tạo ra tiết tấu khác đi đã rất quan trọng rồi, vậy nhưng cách để tạo ra các âm thanh khác nhờ vào tay trái và tay phải của học viên học đàn guitar cũng không kém phần quan trọng. Giảng viên sẽ cần biết cách phân tích các kỹ thuật này và làm cho nó trở lên "hài hoà" với bài hát.